Quy cách thành phẩm catalogue, profile, menu, photobook…

Quy cách thành phẩm catalogue, profile, menu, photobook…

Trước khi làm catalogue, profile, photobook, menu các bạn nên tìm hiểu đôi chút về quy cách thành phẩm dòng sản phẩm đóng cuốn này, để lựa chọn quy cách thích hợp với yêu cầu thực tế của quý khách.

Các quy cách thành phẩm catalogue, profile, photobook, menu

– Quy cách về kích thước

– Quy cách chất liệu giấy, gia công bảo vệ sau khi in.

-Quy cách đóng cuốn, đóng gáy thành phẩm

1. Quy cách về kích thước

Kích thước làm catalogue, profile thường là khổ A4 ngang, A4 đứng. Còn photobook và menu thì đa dạng hơn, có thể là khổ letter, a4, a5, a3…. Quy cách về không quá khắt khe, bạn có thể thỏa mái lựa chọn kích thước phù hợp.

Tuy nhiên lưu ý là: khi in nhanh profile – catalogue, photobook, menu hay bất kỳ sản phẩm nào khác thì kích thước một chiều(chiều ngang hoặc chiều dọc) không được vượt quá 29.7cm vì máy in nhanh, in kỹ thuật số hiện nay ít có khổ trải vượt quá 29.7cm. Các bạn nên lưu ý điều này khi thiết kế để tránh phải thay đổi kích thước.

2. Quy cách về chất liệu giấy và gia công bảo vệ sau khi in

Trừ menu ra, thì đa số những sản phẩm đóng cuốn còn lại được làm chủ yếu bằng giấy. Thế nên trong bài viết này chỉ đề cập đến giấy thôi nha.

– Chất liệu giấy in thường là giấy couche, giấy bristol. Đây là những dòng giấy phổ biến, chuyên dùng để in profile giá rẻ. Đối với những loại giấy này, chúng ta cần thêm một công đoạn cán màng(màng bóng, màng mờ, màng laminate…) để bảo vệ lớp giấy bên trong và cũng để tăng độ hoặc làm dịu độ sáng của thành phẩm.

– Chất liệu giấy mỹ thuật. Người ta ít in profile bằng giấy mỹ thuật hơn so với photobook. Nhưng nếu có thể đầu tư thì bạn cũng nên thử, tôi chắc chắn rằng dòng giấy mỹ thuật cao cấp này sẽ không khiến bạn thất vọng. Lưu ý, khi in ấn bằng giấy mỹ thuật, thì chúng ta không nên cán màng vì sẽ làm giảm hiệu ứng sang trọng do giấy mỹ thuật mang lại.

3. Quy cách về đóng cuốn, đóng gáy catalogue, profile, menu, photobook

Đóng cuốn thông thường có những loại sau:

  1. Đóng gáy keo
  2. Bấm kim giữa
  3. Đóng gáy lò xo
  4. Bìa cứng, đóng gáy ốc
  5. Đóng keo mở phẳng

Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết ưu và nhược điểm của từng loại, để xem loại đóng gáy nào thích hợp với sản phẩm do bạn yêu cầu nhất.

1. Đóng gáy keo, đóng keo nhiệt

Catalogue đóng gáy keo đơn giản, gọn và nhẹ
Catalogue đóng gáy keo đơn giản, gọn và nhẹ

Đây là dạng đóng gáy dạng tạp chí, sách với số lượng trang lớn. Số lượng lớn hơn hoặc bằng 48 trang mới có thể tiến hành đóng gáy keo. Nếu số lượng nhỏ hơn, gáy keo sẽ dễ lồi lõm, nhìn khá là xấu.

Số lượng trang trên 100 trang thì xưởng in phải tiến hành may chỉ từng phần nhỏ, sau đó mới dùng keo đóng gáy, nếu không sẽ rất dễ bị bung. Các bạn nên hỏi kỹ quy cách này khi in, để tránh gặp phải xưởng in làm “qua loa” sẽ làm giảm chất lượng thành phẩm.

2. Bấm kim giữa

in nhanh profile giá rẻ - in profile số lượng ít
in nhanh profile giá rẻ – in profile số lượng ít

Bấm kim giữa là quy cách đóng cuốn đơn giản nhất, thời gian thi công nhanh, giá thành thấp và cũng khá là đẹp. Nói chung quy cách bấm kim giữa tập trung cả 3 tiêu chí ‘in nhanh – rẻ- đẹp“.

Tuy nhiên bấm kim giữa có một số quy luật bất thành văn sau:

–  Số lượng trang bấm kim giữa tối đa là 56 trang. Nếu vượt quá con số này, thì bạn nên nghĩ đến những phương pháp đóng gáy khác.

– Số trang của sản phẩm phải là một số chia hết cho 4. Ví dụ: 4, 8, 12, 16, 24… Nếu số trang thiết kế của bạn không đủ có 3 giải pháp cho bạn:

  • Chọn một cách đóng cuốn khác.
  • Thu hẹp thiết kế lại cho đủ yêu cầu
  • Thêm một vài trang trống để đủ số lượng trang yêu cầu

3. Đóng gáy lò xo

Đóng gáy lò xo cũng giống như bấm kim giữa, thường sử dụng cho số lượng trang ít. Nhưng không khắc khe như bấm kim giữa phải bắt số lượng trang là số chia hết cho 4.

Tuy nhiên đóng gáy lò xo khá là còng kềnh, vì thế ít được sử dụng đóng gáy keo trong làm profile, catalogue.

4. Bìa cứng, đóng gáy ốc.

Bìa cứng đóng ốc khổ A4 đứng cao cấp
Bìa cứng đóng ốc khổ A4 đứng cao cấp

Đóng bìa cứng, gáy ốc ít được sử dụng để đóng gáy profile, catalogue. Tuy nhiên, lại được sử dụng nhiều cho việc làm Menu và Photobook. Những bản in menu giấy bồi cứng ở bên ngoài, bên trong ruột thì mỏng hơn, chúng được cố định bằng kim bấm ở phía trong. 2 phần được cố định vào nhau nhờ vào những ốc. Đặc biệt bạn có thể tháo ốc ra thay loại ốc mới thỏa mái.

Đây là một dạng sản phẩm giả photobook đang rất được ưu chuộng, giá thành thấp hơn việc làm gáy photobook mở phẳng. Nhưng lại cao hơn so với 3 phương pháp ở trên. Vì thế nó ít khi được sử dụng trong in ấn số lượng lớn. Nhưng nếu bạn thấy thích dòng sản phẩm cao cấp này, hãy thử làm profile công ty đặc biệt bằng dạng đống gáy này với số lượng ít và xem thử hiệu ứng từ khách hàng, đối tác và cả đối với nhân viên như thế nào nhé.

5. Đóng gáy mở phẳng

Đóng gáy dạng mở phẳng, đẹp và sang trọng
Đóng gáy dạng mở phẳng, đẹp và sang trọng

Sản phẩm đóng gáy keo mở phẳng, bên ngoài là lớp bìa bồi cứng và cấn 2 đường để tạo thành chân chữ A. Phần ruột bên trong được đóng lại bằng gáy keo đặc biệt, giúp chịu lực tốt. Sản phẩm đóng gáy keo mở phẳng có thể mở phẳng đến 180 độ, tạo ra những hiệu ứng đặc biệt so với những sản phẩm đóng gáy thông thường khác.

Đây là loại gáy được gia công cầu kì và phức tạp. Vì thế giá thành không hề rẻ, vì thế dạng đóng gáy này thường được sử dụng để làm những sản phẩm cao cấp như photobook, album ảnh cưới, kỷ yếu doanh nghiệp…

Lời kết

Quý khách có nhu cầu in profile, catalogue, photobook, menu… hãy liên hệ với chúng tôi ngay nhé, để được tư vấn kỹ hơn về chất liệu, quy cách thành phẩm. Nếu quý khách, có nhu cầu làm một số sản phẩm thuộc dạng, độc lạ, chưa ai từng làm, chúng tui vẫn có thể tư vấn hoặc gợi ý nhưng chi tiết nhỏ để sản phẩm thêm hoàn hảo nhé. Cảm ơn quý khách đã ghé thăm Khải Nguyên và incudep.

02866814221